Phòng thí nghiệm theo nguyên tắc GLP-OECD
Phòng thí nghiệm theo nguyên tắc GLP-OECD
Chương trình công nhận Phòng thí nghiệm/Cơ sở theo nguyên tắc GLP - OECD bắt đầu thực hiện từ năm 2024. Đây là một chương trình công nhận của Văn phòng Công nhận chất lượng quốc gia được xây dựng theo nhu cầu của cần thiết của xã hội. Chương trình này được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17011 áp dụng nguyên tắc của GLP - OECD cho việc đánh giá năng lực thực hành tốt nghiên cứu, thí nghiệm của Phòng thí nghiệm/Cơ sở.
Văn phòng Công nhận chất lượng quốc gia triển khai chương trình công nhận Phòng thí nghiệm/Cơ sở theo nguyên tắc GLP - OECD với mạng lưới trưởng đoàn chuyên gia đánh giá và chuyên gia kỹ thuật được đào tạo bài bản, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tiễn phong phú. Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của công nhận Phòng thí nghiệm/Cơ sở theo nguyên tắc GLP - OECD được lựa chọn từ các cơ quan quản lý chuyên ngành, trường Đại học, Viện nghiên cứu và các Phòng thí nghiệm/Cơ sở áp dụng GLP - OECD uy tín.

Lợi ích công nhận
- Đảm bảo Phòng thí nghiệm/Cơ sở đáp ứng các yêu cầu cụ thể theo nguyên tắc GLP - OECD khi thực hiện thí nghiệm an toàn phi lâm sàng cho các đối tượng hoá chất và sản phẩm như sản phẩm bảo vệ thực vật, mỹ phẩm, thảo dược, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm, phụ gia thức ăn chăn nuôi và hoá chất công nghiệp
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý của Phòng thí nghiệm/Cơ sở nghiên cứu và thí nghiệm
- Tạo điều kiện thừa nhận quốc tế kết quả nghiên cứu, thí nghiệm của Phòng thí nghiệm/Cơ sở theo nguyên tắc GLP - OECD
- Thúc đẩy việc hội nhập hoạt động công nhận của Việt Nam các nước trong khu vực và quốc tế.
Đối tượng khách hàng
Các Phòng thí nghiệm/Cơ sở thực hiện nghiên cứu, thí nghiệm
Tiêu chuẩn công nhận
Chương trình công nhận Phòng thí nghiệm/Cơ sở theo nguyên tắc GLP - OECD sử dụng nguyên tắc của GLP - OECD (OECD Principles on Good Laboratory Practice, (as revised in 1998)) làm chuẩn mực công nhận
Phạm vi công nhận
1. Thí nghiệm hóa - lý
2. Các nghiên cứu độc tính
3. Các nghiên cứu gây đột biến
4. Các nghiên cứu độc tính môi trường trên các sinh vật thủy sinh và trên cạn
5. Các nghiên cứu hành vi trong nước, đất và không khí; tích lũy sinh học
6. Các nghiên cứu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
7. Các nghiên cứu về các ảnh hưởng trong các hệ sinh thái tự nhiên và vũ trụ
8. Thí nghiệm hóa phân tích và hóa lâm sàng
Các dạng hóa chất và sản phẩm hóa chất được đề cập trong nguyên tắc của GLP - OECD bao gồm:
i) các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật
ii) các sản phẩm mỹ phẩm
iii) thuốc thú y
iv) các phụ gia thực phẩm
v) các phụ gia thức ăn chăn nuôi
vi) các hóa chất công nghiệp
Tùy thuộc vào qui định quản lý, nguyên tắc GLP cũng có thể được áp dụng để thử nghiệm an toàn phi lâm sàng đối với các sản phẩm được quản lý khác, chẳng hạn như thiết bị y tế.