Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

Quản lý phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

Khoá đào tạo được thực hiện để cung cấp cho các học viên tham gia hiểu được một cách rõ ràng nội dung, mục đích, ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

Liên kết nhanh

Tổng quan về khóa học

Khóa đào tạo giới thiệu cấu trúc và nội dung của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 để học viên:

  • Hiểu cặn kẽ các yêu cầu của ISO/IEC 17025
  • Áp dụng được các yêu cầu của ISO/IEC 17025

Mục tiêu khóa học

Khoá học này phù hợp đối với:

  • Nhân viên Phòng thí nghiệm (PTN) ở mọi vị trí công việc, cần hiểu về ISO/IEC 17025, mối liên quan giữa tiêu chuẩn và các qui định quản lý hiện tại của PTN để xây dựng hệ thống quản lý PTN phù hợp ISO/IEC 17025
  • Nhân viên PTN chịu trách nhiệm về thiết lập và duy trì hệ thống quản lý của PTN theo ISO/IEC 17025
  • Cá nhân muốn chuẩn bị các kiến thức cơ bản về quản lý PTN trước khi tuyển dụng vào làm việc tại PTN
  • Nhân viên mới của PTN
  • Nhân viên PTN đang chuẩn bị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/IEC 17025.

Ai nên tham gia khóa học này

Khóa học này dành cho bất kỳ ai:

  • Cần hiểu các yêu cầu của ISO/IEC 17025
  • Chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý cơ sở của họ
  • Chịu trách nhiệm đảm bảo sự phù hợp của phòng thí nghiệm với ISO/IEC 17025
  • Làm việc trong phòng thí nghiệm thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn
  • Giữ vai trò quản lý hoặc kiểm soát chất lượng

Khóa học này cũng có thể hữu ích cho các phòng thí nghiệm thử nghiệm và hiệu chuẩn đang cân nhắc hoặc trong quá trình đạt được công nhận theo chương trình ISO/IEC 17025 của BoA

Bạn sẽ học được gì

1. Giới thiệu

Khoá đào tạo được thực hiện để cung cấp cho các học viên tham gia hiểu được một cách rõ ràng nội dung, mục đích, ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

2. Mục tiêu của khoá đào tạo

Khóa đào tạo giới thiệu cấu trúc và nội dung của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 để học viên:

  • Hiểu cặn kẽ các yêu cầu của ISO/IEC 17025
  • Áp dụng được các yêu cầu của ISO/IEC 17025

3. Đối tượng tham gia đào tạo

Khoá học này phù hợp đối với:

  • Nhân viên Phòng thí nghiệm (PTN) ở mọi vị trí công việc, cần hiểu về ISO/IEC 17025, mối liên quan giữa tiêu chuẩn và các qui định quản lý hiện tại của PTN để xây dựng hệ thống quản lý PTN phù hợp ISO/IEC 17025
  • Nhân viên PTN chịu trách nhiệm về thiết lập và duy trì hệ thống quản lý của PTN theo ISO/IEC 17025
  • Cá nhân muốn chuẩn bị các kiến thức cơ bản về quản lý PTN trước khi tuyển dụng vào làm việc tại PTN
  • Nhân viên mới của PTN
  • Nhân viên PTN đang chuẩn bị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/IEC 17025.

4. Nội dung đào tạo

Khoá đào tạo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 cung cấp cho học viên nội dung chính gồm:

  • Quá trình hình thành và xây dựng tiêu chuẩn, mục đích của tiêu chuẩn
  • Tiếp cận của hệ thống quản lý
  • Giới thiệu các yêu cầu chung của tiêu chuẩn
  • Giới thiệu các yêu cầu về nguồn lực
  • Giới thiệu các yêu cầu về quá trình
  • Giới thiệu các yêu cầu về hệ thống quản lý
  • Giải đáp

1. Giới thiệu

Khoá đào tạo về xây dựng tài liệu hệ thống quản lý Phòng thí nghiệm (PTN) được thực hiện để cung cấp cho PTN kỹ năng thực hiện xây dựng, áp dụng, cải tiến các tài liệu theo qui định của ISO/IEC 17025.

2. Mục tiêu của khoá đào tạo

  • Giới thiệu các khái niệm cơ bản và yêu cầu về hệ thống tài liệu và kiểm soát tài liệu PTN theo yêu cầu ISO/IEC 17025
  • Giới thiệu cách thức xây dựng các loại tài liệu khác nhau của PTN

3. Đối tượng tham gia đào tạo

Khoá đào tạo này phù hợp đối với:

  • Nhân viên PTN ở mọi vị trí công việc được phân công nhiệm vụ tham gia soạn thảo, xem xét tài liệu
  • Các vị trí quản lý chịu trách nhiệm về thiết lập và duy trì hệ thống tài liệu của PTN
  • Cá nhân muốn chuẩn bị các khái niệm và cách thức soạn thảo tài liệu của PTN
  • Nhân viên PTN đang chuẩn bị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/IEC 17025.

4. Nội dung đào tạo

Khoá đào tạo xây dựng tài liệu hệ thống chất lượng cung cấp cho học viên kỹ năng và kiến thức về:

  • Khái niệm về hệ thống tài liệu
  • Yêu cầu của tiêu chuẩn về tài liệu hệ thống quản lý gồm: Sổ tay chất lượng, thủ tục/qui trình, phương pháp, hướng dẫn
  • Cấu trúc cơ bản của các loại tài liệu
  • Xây dựng và kiểm soát các loại tài liệu
  • Bài tập thực hành
  • Giải đáp

1. Giới thiệu

Khoá đào tạo về đánh giá nội bộ cung cấp kiến thức và kỹ năng cho Phòng thí nghiệm (PTN) tổ chức và thực hiện đánh giá nội bộ theo yêu cầu của ISO/IEC 17025.

Khoá đào tạo tiếp cận trên nguyên tắc của Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý – ISO 19011 để thực hiện đánh giá nội bộ cho các PTN mới áp dụng hệ thống quản lý theo ISO/IEC 17025

2. Mục tiêu của khoá đào tạo

  • Xác định được mục đích và cách tiếp cận mục tiêu đánh giá nội bộ theo yêu cầu về đánh giá nội bộ của ISO/IEC 17025
  • Xác định được các yêu cầu của đánh giá nội bộ và Khái niệm về các loại hình đánh giá
  • Giới thiệu cách thức lập Chương trình và kế hoạch đánh giá
  • Xác định yêu cầu về tiêu chí cho đánh giá viên nội bộ
  • Xác định vai trò, trách nhiệm của đánh giá viên nội bộ
  • Giới thiệu về quá trình chuẩn bị và thực hiện đánh giá nội bộ
  • Giới thiệu kỹ năng tiến hành cuộc đánh giá bao gồm kỹ năng trình bày báo cáo đánh giá

3. Đối tượng tham gia đào tạo

Khoá học này phù hợp đối với:

  • Nhân viên PTN được phân công nhiệm vụ đánh giá nội bộ
  • Các vị trí quản lý chịu trách nhiệm về thiết lập và duy trì hệ thống quản lý PTN
  • Nhân viên PTN được định hướng trở thành đánh giá viên nội bộ
  • Cá nhân muốn có kiến thức và kỹ năng thực hiện đánh giá nội bộ PTN

4. Nội dung đào tạo:

Khoá đào tạo Đánh giá nội bộ PTN cung cấp cho học viên nội dung chính gồm:

  • Khái niệm chung và Yêu cầu của ISO/IEC 17025 về đánh giá nội bộ
  • Vai trò của đánh giá viên nội bộ
  • Quá trình thực hiện đánh giá nội bộ
  • Kỹ năng đánh giá bao gồm: chuẩn bị checklist, phỏng vấn và các kỹ năng liên quan, thu thập bằng chứng khách quan, kỹ năng viết báo cáo
  • Bài tập tình huống
  • Giải đáp thắc mắc

1.Giới thiệu

Khoá đào tạo cung cấp kiến thức và cách thức cho nhân viên Phòng thí nghiệm (PTN) thực hiện hoạt động đánh giá độ không đảm bảo đo cho các phép thử, hiệu chuẩn phù hợp với các qui định của ISO/IEC 17025.

Khoá đào tạo được xây dựng dựa trên tập hợp các tài liệu hướng dẫn của Quốc tế liên quan tới tiếp cận và thực hiện hoạt động đánh giá độ không đảm bảo đo nhằm truyền đạt cách thức thực hiện hiệu quả hoạt động đánh giá độ không đảm bảo đo của kết quả cho các PTN.

2. Mục tiêu của khoá đào tạo

Kết thúc khoá đào tạo học viên có thể hiểu rõ:

  • Khái niệm cơ bản về độ không đảm bảo đo
  • Các tài liệu liên quan về đánh giá độ không đảm bảo đo
  • Các Qui tắc cơ bản và thực hành đánh giá độ không đảm bảo đo
  • Từng bước xây dựng, thực hiện đánh giá và công bố độ không đảm bảo đo

3. Đối tượng tham gia đào tạo

Khoá học này phù hợp đối với:

  • Các vị trí quản lý chịu trách nhiệm về kỹ thuật và triển khai phương pháp cho PTN và thực hiện đánh giá độ không đảm bảo đo
  • Nhân viên PTN được định hướng trở thành nhân sự quản lý kỹ thuật cho PTN
  • Cá nhân muốn có kiến thức và kỹ năng thực hiện đánh giá độ không đảm bảo đo

4. Nội dung đào tạo

Khoá đào tạo độ không đảm bảo cung cấp cho học viên nội dung chính gồm:

  • Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 về độ không đảm bảo
  • Khái niệm độ không đảm bảo đo và các khái niệm liên quan
  • Các cách tiếp cận để đánh giá độ không đảm bảo đo
  • Cách thức đánh giá độ không đảm bảo đo theo bottom up
  • Cách thực đánh giá độ không đảm bảo đo theo top down
  • Các bài tập cụ thể
  • Giải đáp thắc mắc

1. Giới thiệu

Khoá đào tạo nhằm cung cấp thông tin và kiến thức về đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả cũng như cách tổ chức đảm bảo chất lượng kết quả thí nghiệm tại Phòng thí nghiệm (PTN), bao gồm cả xử lý số liệu, thống kê và theo dõi xu hướng các dữ liệu, biểu đồ kiểm soát dữ liệu các kết quả đảm bảo chất lượng.

Khoá đào tạo cũng cung cấp cho học viên các nội dung về thử nghiệm thành thạo/ so sánh liên phòng (PT) và cách thức tổ chức thực hiện chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng.

2.Mục tiêu của khoá đào tạo

Kết thúc khoá đào tạo học viên có thể hiểu và thực hiện:

  • Khái niệm liên quan hoạt động đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả
  • Yêu cầu của ISO/IEC 17025 về thực hiện đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả, cụ thể qui định về tham gia thử nghiệm thành thạo (PT), so sánh liên phòng (SSLP)
  • Cách tổ chức, thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng kết quả thí nghiệm
  • Cách tổ chức lựa chọn đơn vị cung cấp PT và lựa chọn chương trình PT thích hợp
  • Thực hiện tổ chức và đánh giá kết quả chương trình SSLT
  • Xử lý kết quả chương trình đảm bảo chất lượng kết quả
  • Các công cụ thống kê để xử lý số liệu, theo dõi số liệu các kết quả đảm bảo giá trị sử dụng

3. Đối tượng tham gia đào tạo

Khoá học này phù hợp đối với:

  • Các vị trí quản lý chịu trách nhiệm về kỹ thuật và thực hiện đảm bảo chất lượng của kết quả
  • Nhân viên PTN được định hướng trở thành nhân sự quản lý kỹ thuật cho PTN
  • Cá nhân muốn có kiến thức và kỹ năng thực hiện đảm bảo giá chất lượng của kết quả

4. Nội dung đào tạo

Khoá đào tạo cung cấp cho học viên nội dung chính gồm:

  • Các khái niệm về đảm bảo chất lượng kết quả thí nghiệm
  • Cách thức tổ chức và thực hiện đảm bảo chất lượng kết quả thí nghiệm nội bộ PTN
  • Chính sách của BoA về tham gia PT và SSLP
  • Lựa chọn đơn vị tổ chức PT và cách thức thực hiện, tham gia PT
  • Cách thức tổ chức SSLP
  • Công cụ thống kê để theo dõi xu hướng các kết quả đảm bảo chất lượng thử nghiệm và hành động xử lý

1. Giới thiệu

Khoá đào tạo được thực hiện để cung cấp cho các học viên tham gia hiểu được một cách rõ ràng nội dung, mục đích, ý nghĩa các qui định của nguyên tắc thực hành tốt PTN theo OECD.

2. Mục tiêu của khoá đào tạo

Khóa đào tạo giới thiệu cấu trúc và nội dung của GLP theo OECD để học viên:

  • Hiểu cặn kẽ các yêu cầu của GLP
  • Áp dụng được các yêu cầu của GLP theo OECD tại PTN
  • Xác định các khía cạnh, thực trạng hoạt động hiện tại của PTN và công việc cần thiết để phòng thí nghiệm đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc thực hành tốt PTN theo OECD

3. Đối tượng tham gia đào tạo

Khoá học này phù hợp đối với:

  • Nhân viên Phòng thí nghiệm (PTN) ở mọi vị trí công việc và cần hiểu về GLP theo OECD và mối liên quan giữa tiêu chuẩn và các qui định quản lý hiện tại của PTN để đảm bảo phù hợp GLP OECD
  • Nhân viên PTN chịu trách nhiệm về thiết lập và duy trì hệ thống quản lý của PTN theo GLP OECD
  • Cá nhân muốn chuẩn bị các kiến thức cơ bản về quản lý PTN trước khi tuyển dụng vào làm việc
  • Nhân viên mới của PTN
  • Nhân viên PTN đang chuẩn bị xây dựng hệ PTN theo GLP OECD.

4. Nội dung đào tạo

  • Giới thiệu cấu trúc, nội dung nguyên tắc thực hành tốt PTN theo OECD
  • Giới thiệu các yêu cầu chung của nguyên tắc thực hành tốt PTN theo OECD
  • Tiếp cận của hệ thống quản lý
  • Phân loại lĩnh vực công nhận theo GLP OECD

Giải đáp

Đăng ký

NgàyĐịa điểm
Tp. Hồ Chí MinhĐăng ký